Tôi sẽ dần đăng các bài viết của mình lên đây
Tôi sẽ dần đăng các bài viết của mình lên đây, mời cả nhà đọc nhé! 🙂
ĐỪNG BÁN RẺ – Phần 1
Tương quan giữa người mua và bán về mặt tâm lý rất quan trọng. Nếu chúng ta là người bán mà để cho người mua có cảm giác là mình cảm thấy kém cỏi hơn họ, ở thế bị động hơn họ, phải nhường họ nhiều hơn thì cuộc mua bán sẽ không theo được đúng ý của chúng ta. Và vì là về tâm lý, nên có nhiều kiểu “bán rẻ” khác nhau chứ không riêng gì một kiểu:
1. Bán rẻ kiểu hạ giá, đây là kiểu vô tội vạ nhất, không được gì ngoài việc gợi cho khách mặc cả nhiều hơn. Nó tương tự như cái vụ mặc cả ở chợ quê: “Cá bán bao nhiêu em? Dạ x đồng/kg chị ạ/ Đắt thế, y đồng thôi/ thế thì có mà em chết đói, giá mua đã là y+1 rồi chị, trả thêm giá cho em đi/ Thôi được y++2/ Ôi giời, bác trả thế là giết con em đấy, thôi y+4 em bán/ Cá tươi mới thế,, con kia ngắc ngoải rồi, thôi giá cuối y+3. Chúng ta thấy gì qua đoạn này, đó là kiểu mặc cả chả dựa vào lý luận hay chất lượng hàng hóa gì hết, chỉ như một trò game, đố ông biết trong đầu tôi có giá nào, đúng thì tôi bán. Lần sau quay lại, vị khách sẽ bắt đầu từ giá y-5 trở lên!
2. Bán rẻ kiểu cho nợ: nợ càng dài ra thì sự tôn trọng với chúng ta càng giảm và với hàng của chúng ta cũng vậy. Đó là chưa kể chúng ta bị chôn vốn trong hàng tồn tại các đại lý và cửa hàng. Cái đó không có tác dụng khiến họ phải bán ra, vì họ thiếu gì hàng để bán, mà chỉ làm hại chúng ta về mặt thương hiệu được hiểu ngầm là rất kém, sẵn sàng cho nợ!
3. BÁn rẻ kiểu chiết khấu thương mại lớn: bán được 10 thì giảm 5% bán được 20 thì giảm 10%, bán được 30 thì giảm hẳn 40%. Đây là kiểu thường xảy ra khi chúng ta mong đẩy hàng ra nhanh, nhưng ngoài việc làm khách hàng coi thường chúng ta còn đang khuyến khích họ dùng chính lợi điểm họ có được để khống chế chúng ta. Hãy hình dung thế này, khi họ nhận được mức 40% chiết khấu của chúng ta, họ sẽ dùng cái đó để làm vũ khí bí mật, nếu chúng ta không chịu cho họ các mức hỗ trợ tốt hơn, họ sẽ bán tống bán tháo đống đồ của chúng ta hoặc thậm chí là gài nó vào khuyến mại cho hàng khác. Mặc nhiên khiến khahcs hàng thấy giá của chúng ta “giẻ rách”
4. Bán rẻ kiểu nhượng bộ quyền phân phối: họ chỉ bán có một huyện của một tỉnh nhưng lại đòi độc quyền cả vùng miền Bắc. Vì mong có tiền sớm và nhanh chúng ta nhượng bộ, thế là từ đó họ bán đi đâu, cho ai, giá ra sao chúng ta không biết và cứ để cho hàng của chúng ta trôi nổi khắp nơi với giá cả có trời mới biết là bao nhiêu. Tôi đã từng kể trong serrie về chuyện phân phối của mình có những mặt hàng giá có thể tăng gấp 8,9 lần nếu phải tay bán buôn lâu năm. Giá cao bán được, lãi họ có, mình cũng có, lo gì? Nhiều người sẽ nói vậy, thực ra, khi chênh lệch giá lung tung xòe, quá lớn thì khách hàng sẽ tự động có sự nghi ngờ về hàng của mình.
Vô tình hay cố tình cũng không nên để bản thân công ty mình rơi vào cái bẫy mà chúng ta không hề muốn này. Có ai muốn kết bạn với ông Obama với hàm răng giá rẻ này không? 🙂
Thầy ơi. Đây chỉ là trường hợp gặp phải ko có bài cách giải quết a?
có bài giải chứ em, từ từ anh sẽ đưa lên, còn tạm thời nêu bệnh đã!
Obama chuyển nghề xong, nhuộm răng luôn. Chắc chuyển sang nghề sales. Em cảm ơn các bài của thầy đã chia sẻ.
em có 3 bài phân tihcs về nguyên nhân, sau đó sẽ tới cách giải quyết bác nhé! 🙂
Cám ơn thầy ạ, em sẽ đọc thật chăm chú, sau đó áp dụng cho công việc của mình.
xin phép cậu cho cháu share ạ
không ngán cái hình thì cứ share thôi! 🙂
Ông có thể phân tích tách bạch giữa khái niệm Bán Rẻ này khác với trade marketing, chính sách phân phối, chính sách giá theo thời điểm được ko?
Vì nếu như theo phân tích ở trên thì các khái niệm trên dễ bị người đọc hiểu lầm là Bán Rẻ
tôi nói về ấn tượng trong đầu người mua chứ không liên quan thuật ngữ kỹ thuật ông! Cái cảm giác rằng hàng này là xịn hay không xịn và giá ổn hay không ấy!
Đó đó, tuy nhiên người đọc lại ko phải người mua nên tôi sợ người đọc hiểu lầm thôi
Trần Đức Lợi ừ, để tôi nghĩ chua thêm mấy câu cho rõ
Công ty em đang có một công ty đối thủ chơi bài giảm giá mạnh để kéo khách hàng. Khách hàng thì bao giờ cũng rò giá một vài đơn vị khác nhau để so sánh. Kèo nào tụi em biết thì cũng chơi bài giảm giá sâu hơn để kéo khách. Về lâu về dài thì như vậy không bền chút nào. Khách hàng thì cứ giá thấp và bonus nhiều là thích. Giảm giá sâu hàng bán được nhiều nhưng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu => sếp không vui. Kêu đổi mới thì tậm tịt. Marketing thì sợ tốn tiền + không hiệu quả. Bữa nay đọc mấy bài của anh Tùng tự dưng như hạn hán gặp mưa… Nhưng vẫn bí quá anh à.
Có gì a inbox, gỡ đc mà! 😉
E hèm :p
Sao bác? 😉
À thấy quen quen nên chị e hèm cái í mà. 😉
Lần sau bác báo sớm đừng làm anh em sợ dư lãy nhá! 😉 giật cả mìn! 🙂
:)))) Tại ngắm răng cái lão trong ảnh xong lại ngắm răng giáo sư xong chị tâm đắc với stt quá không thể không thốt lên í mà.
Đồng ý, không bao giờ bán rẻ hàng chất lượng cao.
Hehe. Chị bảo a Phương làm dịch vụ răng Phong thủy đi, cứ làm còn là phất lên! 😉
Trước khi làm cần lấy recommends của khách đã trải nghiệm để minh chứng.
Tình hình là phải bố trí thời gian cafe í giáo sư nhỉ. 🙂
Dạ bác rảnh lúc nào hú e, tuần sau đi ợ!
Bài hay quá!
tks anh! 🙂
Giống răng của ĐXT quá ! Ha ha …
Thế nên mới bị complain chị! 😉
Em cũng gặp tình trạng. Khách hàng luôn đòi chia giá những sản phẩm tặng kèm. Em không đáp ứng cho kh thì quay lại nói chương trình không sốc với lại không hấp dẫn. Có cách nào hóa giải điều này không anh Do Xuan Tung. ?
A đg lxe, sẽ trả lời e sau nhé! 🙂
Vâng cảm ơn anh ạ.
Đinh Huyền
anh em gặp nhau mừng rơi nước mắt anh ơi… 🙂
Bác này nói trúng quá, a là a rất dị ứng với bán rẻ
hôm nào anh vào Sài Gòn vợ chồng em xin phép thỉnh kinh anh nhé… 🙂 hihi
bữa sau phải bán đắt hơn cho anh Hải mới được…
Chắc vừa rồi bán rẻ nên mới add friend
úi giời, bác hiểu sai thế có chết ko cơ chứ…